1. Trang chủ
  2. Tính giá trung bình tháng

Tính giá trung bình tháng

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 22/03/2021 – Ngày cập nhật: 18/06/2021

1. Công thức tính giá trung bình tháng

Công thức tính:

  • Giá tb tháng = (Dư đầu tháng + tổng giá trị nhập trong tháng – tổng giá trị xuất đích danh trong tháng)/(sl tồn đầu + tổng sl nhập trong tháng – tổng sl xuất đích danh trong tháng)
  • Trong tính toán ở trên sẽ loại trừ các phiếu nhập có đánh dấu chọn “[x] Nhập theo giá TB cho vật tư tính giá TB”

Có trường hợp vật tư tính giá trung bình nhưng có những lần xuất kho khách hàng sử dụng chọn giá đích danh.

Ví dụ trường hợp xảy ra trên thực tế: nhập mua sau đó xuất trả lại ncc.

Có trường hợp nhập kho nhưng lại nhập theo giá trung bình (chỉ xác định vào cuối tháng).

Ví dụ trường hợp nhập hàng bán bị trả lại, nhập lại vật tư đã xuất ra sử dụng trước đó (trong cùng 1 kỳ).

2. Khai báo các vật tư tính giá trung bình

Thực hiện tại menu: Tồn kho\Danh mục vật tư, kho\Danh mục hàng hóa, vật tư.

Tại trường “Phương pháp tính giá tồn kho” chọn “1 – Trung bình tháng”.

3. Lưu ý khi lập các chứng từ

3.1. Không cần cập nhật giá khi lập các phiếu xuất

Các vật tư, hàng hóa chọn phương pháp tính giá tồn kho là trung bình tháng thì khi lập các phiếu xuất không cần cập nhật giá, các phiếu xuất này sẽ chưa được tính giá.

Giá trung bình sẽ được tính vào cuối kỳ (tháng) sau khi đã cập nhật xong tất cả các chứng từ nhập xuất trong kỳ. Khi đó sẽ thực hiện chức năng tính giá trung bình.

3.2. Đánh dấu các lần xuất theo giá đích danh

Nếu vật tư tính giá trung bình được xuất đích danh thì phải đánh dấu vào ô “[v] Xuất theo giá đ.danh cho VT tính giá TB”.

Khi tính giá chương trình sẽ không áp giá cho phiếu xuất này và khi tính giá chương trình cũng trừ bớt đầu vào – số lượng và giá trị – chính bằng phiếu xuất này.

Thực hiện tại các menu lập c.từ:

    • Bán hàng/Hóa đơn bán hàng
    • Mua hàng/Xuất trả lại ncc
    • Tồn kho/Xuất kho
    • Tồn kho/Xuất điều chuyển
    • Tồn kho/Xuất điều chuyển dự án.

3.3. Đánh dấu các lần nhập vật tư theo giá trung bình

Trường hợp vật tư tính giá trung bình xuất trong tháng rồi nhập trả lại – ví dụ: hàng bán bị trả lại hoặc nhập trả lại kho sau khi xuất sử dụng – thì phải đánh dấu là nhập vật tư theo giá trung bình.

4. Lựa chọn cách tính giá và xử lý chênh lệch

4.1. Lựa chọn cách tính giá

Một vật tư, hàng hóa nằm ở nhiều kho khi tính giá trung bình tháng sẽ có 2 lựa chọn:

  1. Một giá trung bình chung – không phụ thuộc vào kho, hoặc
  2. Mỗi kho có giá trung bình riêng.

Trường hợp 1 – Một giá chung: một vật tư nằm ở các kho khác nhau đều có 1 giá xuất chung.

  • Ưu điểm là giá xuất sẽ không làm ảnh hưởng đến tính toán về chi phí, giá vốn khi xuất từ các kho khác nhau.
  • Có nhược điểm là có thể xảy ra ở một kho xuất hết số lượng nhưng tiền vẫn còn hoặc tiền bị âm.
    Ví dụ: một kho nhập sl 1 với giá 10, một kho khác nhập sl 1 giá 8 thì giá tb là 9. Khi này khi xuất ở kho thứ nhất thì tiền còn dư 1, và xuất ở kho 2 thì tiền sẽ dư – 1.

Trường hợp 2 – Giá riêng cho từng kho: Một vật tư có ở nhiều kho thì sẽ tính giá riêng cho vật tư đó ở từng kho.

  • Khi xuất cùng 1 vật tư từ các kho khác nhau thì giá sẽ khác nhau, có thể ảnh hưởng đến tính toán về chi phí, giá vốn trong các tính toán cần chung 1 giá xuất. Nhưng phù hợp với các trường hợp cần phân biệt giá xuất của cùng 1 vật từ các kho khác nhau.
  • Không xảy ra trường hợp số lượng hết mà tiền khác 0 (chỉ dư số nhỏ do sai số tính toán).

Việc chọn phương án nào là do người sử dụng (doanh nghiệp) tự quyết định.

Để chọn 1 giá chung hay giá riêng cho từng kho thì vào khai báo Tham số hệ thống tab Tồn kho:

  • Stt 710 – Cách tính giá tb cho v.tư có ở nhiều kho (1 – Một giá chung, 2 – Giá riêng cho từng kho (và dự án), 3 – Giá riêng cho từng kho và lô).

4.2. Lựa chọn cách xử lý chênh lệch do tính giá

Như ví dụ ở mục trên đã trình bày thì phương pháp tính 1 giá chung cho 1 vật tư ở nhiều kho sẽ tạo ra sự chênh lệch. Đôi khi chênh lệch này là lớn nếu như giá nhập ở các kho khác nhau nhiều.

Còn đối với trường hợp 1 vật tư có giá riêng ở mỗi kho thì vẫn có thể có chênh lệch giá cho tính toán làm tròn. Thường chỉ lệch +/- 1 đồng.

Có 2 lựa chọn để xử lý chênh lệch phát sinh:

  • Tạo phiếu xuất riêng cho các chênh lệch.
  • Đưa chênh lệch vào phiếu xuất cuối.

Trường hợp 1 – Tạo px riêng cho chênh lệch: thường áp dụng cho trường hợp tính 1 giá chung cho một vật tư nằm ở các kho khác nhau. Khi này chênh lệch thường lớn.

Trường hợp 2 – Đưa chênh lệch vào px cuối: thường áp dụng cho trường hợp tính giá riêng ở mỗi kho cho 1 vật tư nằm ở nhiều kho.

Để chọn phương án xử lý chênh lệch phát sinh sau khi tính giá thì vào khai báo Tham số hệ thống tab Tồn kho:

  • Stt 715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho (1 – Tạo px, 2 – Áp vào px cuối).

4.3. Lựa chọn cách thực hiện tính giá trung bình tháng

Có 2 phương án menu tính giá trung bình tháng:

  • Chức năng tính giá, áp giá trung bình và chức năng xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ nằm trong cùng một menu.
  • Chức năng tính giá, áp giá trung bình và chức năng xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ được tách riêng thành 2 menu.

Để chọn phương án menu thì vào khai báo Tham số hệ thống tab Tồn kho:

  • Stt 726 – Tách menu tính giá tb và xử lý chênh lệch (0 – Không, 1 – Có).

Trường hợp 1 – có 1 menu vừa tính giá vừa xử lý chênh lệch sau khi tính giá.

Trường hợp 2 – chức năng tính giá, áp giá trung bình và chức năng xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ được tách riêng thành 2 menu riêng.

Chương trình ban đầu chỉ có phương án 1. Sau đó bổ sung thêm phương án 2 để thêm lựa chọn cho phù hợp với thực tế.

  • Thông thường việc nhập các chứng từ gốc có thể xảy ra sai sót, nhầm lẫn và khi tính giá thì mới phát hiện được. Khi này phải thực hiện chỉnh sửa sai sót nhầm lẫn ở chứng từ gốc rồi lại tính giá lại. Có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần thì mọi số liệu mới đúng. Càng nhiều mã vật tư hàng hóa, càng nhiều phát sinh thì sai sót càng nhiều và với dữ liệu lớn thì việc áp giá cũng như tạo bút toán chênh lệch thực hiện khá lâu. Vì vậy cần tách các công đoạn, kiểm tra chỉnh sửa cho đúng ở công đoạn này rồi mới thực hiện tiếp công đoạn sau.
  • Đối với trường hợp 1 – người sử dụng không xem được chênh lệch trước khi tạo bút toán chênh lệch; người sử dụng nếu muốn xóa chênh lệch này phải thực hiện chạy tính lại giá trung bình và chọn không tạo bút toán chênh lệch. Trường hợp 1 có thể sử dụng khi số liệu phát sinh không nhiều, ít sai sót và mỗi lần tính giá chương trình thực hiện nhanh.
  • Đối với trường hợp 2 – sau khi thực hiện tính giá trung bình tháng, người dùng có thể xem trước các giá trị chênh lệch tồn kho cuối kỳ phát sinh trong kỳ tính giá, thấy đúng rồi mới tạo bút toán chênh lệch, có thể tạo hoặc xóa bút toán chênh lệch tồn kho cuối kỳ một cách độc lập mà không cần phải chạy lại bước tính giá trung bình tháng. Trường hợp 2 có thể sử dụng khi số liệu phát sinh nhiều, có không ít sai sót và khi mỗi lần tính giá chương trình tính toán cũng mất nhiều thời gian.

5. Tính giá trung bình và xử lý chênh lệch trên cùng một menu

5.1. Thực hiện tính toán và xử lý

Khai báo tham số Stt 726 – Tách menu tính giá tb và xử lý chênh lệch, chọn 0.

Thực hiện tại menu: Tồn kho\Tính giá tồn kho\Tính giá trung bình tháng.

Truy cập menu thì màn hình khai báo thông tin hiển thị:

Màn hình lọc được chia ra làm các mục sau:

Mục 1 – Điều kiện lọc: gồm các trường Năm, Kỳ, Mã ĐVCS, Mã kho, Mã dự án, Tk vật tư, Mã vật tư.

  • Tùy điều kiện lọc có thể tính giá riêng cho các vật tư thuộc một kho hoặc một số vật tư nào đó… hoặc tính giá cho toàn bộ các kho, các vật tư – nếu để trống điều kiện lọc.

Mục 2 – Cập nhật giá: Khi cập nhập giá cho các phiếu xuất và phiếu nhập theo giá trung bình thì có 3 lựa chọn:

  • 0 – Không cập nhật giá, chỉ tính giá: sử dụng cho trường hợp chỉ thực hiện tính giá để kiểm tra hoặc tham khảo giá xuất nhưng không cập nhật giá vào thẻ kho và sổ cái.
  • 1 – Chỉ cập nhật vào thẻ kho: sử dụng trong trường hợp bộ phận kho hàng chỉ tính và tham khảo giá xuất nhưng chưa hạch toán vào sổ cái. Việc hạch toán này được thực hiện sau đó.
  • 2 – Cập nhật vào thẻ kho và sổ cái: sử dụng khi cập nhật vào cả thẻ kho và cả sổ cái.
    Chương trình ngầm định là 2.

Mục 3 – Hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho: khi vật tư có phát sinh giá trị chênh lệch do tính toán thì có 4 lựa chọn:

  • 0 – Không hạch toán: không thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho.
  • 1 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn = 0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho đối với trường hợp số lượng = 0 và tiền tồn # 0.
  • 2 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn # 0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho đối với trường hợp có số lượng # 0 và tiền tồn # 0.
  • 3 – Chỉ hạch toán khi có phiếu xuất trong kỳ: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho khi có phiếu xuất trong kỳ của vật tư này.

Mục 4 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho:

  • Có 2 tùy chọn được khai báo tại tham số hệ thống Stt 715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho: 1 – Tạo px, 2 – Áp vào px cuối.
  • Muốn thay đổi cách xử lý chênh lệch thì phải khai báo lại tham số hệ tùy chọn. Trên màn hình điều kiện lọc thì không được sửa.
  • Nếu tạo phiếu xuất để ghi nhận chênh lệch thì phiếu xuất này có mã c.từ là PXH – PX chênh lệch (tự động) giá hàng tồn kho.

Mục 5 – Tk ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho:

  • Khi hạch toán chênh lệch thì chương trình sẽ hạch toán nợ có dựa vào tài khoản khai báo trong danh mục vật tư: Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”.
  • Trong trường hợp một vật tư nào đó có chênh lệch nhưng trong danh mục vật tư không có khai báo “Tk chênh lệch giá tb” thì chương trình sẽ lấy “Tài khoản ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho” để hạch toán. Tài khoản này được khai báo tại tham số hệ thống – 700 – “Tk ngầm định hạch toán tiền chênh lệch giá tồn kho cuối kỳ”. Người sử dụng có thể sửa lại khi khai báo điều kiện tính toán và xử lý.
  • Lựa chọn ở đây chỉ áp dụng khi chọn phương án tạo px chênh lệch; nếu chênh lệch được đưa vào px cuối thì không cần thực hiện khai báo ở đây.

Mục 6 – Xử lý khi hạch toán chênh lệch giá tồn kho: giá trị chênh lệch tồn kho của mỗi vật tư được hạch toán 1 cặp định khoản Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư” trong sổ cái, có 2 lựa chọn:

  • Lựa chọn ở đây chỉ áp dụng khi chọn phương án tạo px chênh lệch; nếu chênh lệch được đưa vào px cuối thì không cần thực hiện khai báo ở đây.
  • Khi tạo px chênh lệch thì mỗi vật tư ở mỗi kho nếu có phát sinh chênh lệch thì sẽ tạo ra 1 px riêng nhưng có cùng 1 số chứng từ. Nhưng khi lưu vào sổ cái thì chỉ lưu thành 1 chứng từ.
  • 0 – Không nhóm khi lưu vào sổ cái: khi xử lý chênh lệch giá trị tồn kho cho nhiều vật tư trên cùng 1 phiếu sẽ không nhóm giá trị chênh lệch của các vật tư nếu giống về cặp định khoản Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”.
  • 1 – Nhóm khi lưu vào sổ cái: khi xử lý chênh lệch giá trị tồn kho cho nhiều vật tư trên cùng 1 phiếu sẽ nhóm giá trị chênh lệch của các vật tư nếu giống về cặp định khoản Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”.

Lưu ý:

  • Cách tính giá trung bình cho 1 vật tư ở nhiều kho: tùy chọn được khai báo tại tham số hệ thống Stt 710 – Cách tính giá tb cho v.tư có ở nhiều kho (1 – Một giá chung, 2 – Giá riêng cho từng kho (và dự án), 3 – Giá riêng cho từng kho và lô).

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, nhấn nút “Nhận”, chương trình hiển thị màn hình về tiến trình tính toán:

Trường hợp khai báo tại tham số hệ thống Stt 715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho: 1 – Tạo px, sau khi thực hiện tính toán nếu có phát sinh giá trị chênh lệch tồn kho cuối kỳ chương trình sẽ thực hiện tạo phiếu xuất chênh lệch cho các vật tư và hiển thị màn hình Phiếu xuất chênh lệch.

Trường hợp khai báo tại tham số hệ thống Stt 715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho: 2 – Áp vào px cuối, sau khi thực hiện tính toán nếu có phát sinh giá trị chênh lệch tồn kho cuối kỳ chương trình sẽ áp giá trị chênh lệch vào phiếu xuất cuối và không hiển thị kết quả chênh lệch như trường hợp tạo px.

5.2. Xem kết quả sau khi tính giá và xử lý chênh lệch

Xem bảng giá trung bình tháng

  • Sau khi tính giá trung bình tháng hoàn tất thì ta có thể xem bảng giá trung bình tháng tại menu: Tồn kho\Tính giá tồn kho\Bảng giá trung bình tháng.

Xem bảng kê và in các phiếu xuất chênh lệch

  • Các phiếu xuất chênh lệch có thể xem tại: Tồn kho/Báo cáo xuất kho/Bảng kê phiếu xuất – 1 màn hình.
    Khi vào menu này chương trình hiện ra màn hình điều kiện lọc, để lọc các c.từ của phiếu xuất chênh lệch, tại các trường:

    • C.từ từ ngày – Đến ngày: nhập ngày cuối cùng của tháng.
    • Điều kiện lọc nâng cao, trường mã c.từ nhập mã PXH – PX chênh lệch (tự động) giá hàng tồn kho.
      • Các px cl có mã c.từ riêng là PXH để phân biệt với các px khác

Sau khi nhấn “Nhận”, chương trình hiển thị kết quả như hình:

  • Lưu ý
    • Chỉ in được bảng kê, chứ không in được phiếu xuất như mẫu phiếu xuất kho cho cả trường hợp xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho bằng tạo phiếu xuất hay áp vào px cuối.

Xem bảng kê và in các hạch toán phiếu xuất chênh lệch

  • Các phiếu xuất chênh lệch có thể xem bảng kê và in các hạch toán tại: Tổng hợp/Tra cứu chứng từ/Bảng kê chứng từ (Tk, Tk đ.ứng, Ps nợ, Ps có).

Khi vào menu này chương trình hiện ra màn hình điều kiện lọc, để lọc các c.từ của phiếu xuất chênh lệch, tại các trường:

    • C.từ từ ngày – Đến ngày: nhập ngày cuối cùng của tháng.
    • Điều kiện lọc nâng cao, trường mã c.từ nhập mã PXH – PX chênh lệch (tự động) giá hàng tồn kho.

Sau khi nhấn “Nhận”, chương trình hiển thị kết quả như hình:

Lưu ý: Kết quả trên là cho trường hợp khi tính toán đã chọn là hạch toán vào sổ cái thì không nhóm các tài khoản giống nhau mà phát sinh chênh lệch của mỗi vật tư ở mỗi kho đều hạch toán riêng 1 dòng.
Tại màn hình báo cáo, có thể in bảng kê hạch toán các phiếu xuất chênh lệch, không in được phiếu hạch toán.

Xóa phiếu xuất chênh lệch

    • Trường hợp muốn xóa chênh lệch được tạo ra từ lần tính giá trung bình trước đó cần thực hiện tính lại giá trung bình và chọn không hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho.
    • Lưu ý:
      • Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho bằng tạo phiếu xuất hay áp vào px cuối đều có thể xóa được giá trị chênh lệch tồn kho đã tạo trước đó.

6. Tính giá trung bình và xử lý chênh lệch được tách riêng thành 2 menu

Khai báo tham số Stt 726 – Tách menu tính giá tb và xử lý chênh lệch, chọn 1.

6.1. Tính giá trung bình tháng

6.1.1. Tính giá trung bình
Thực hiện tại menu: Tồn kho\Tính giá tồn kho\Tính giá trung bình tháng.

Truy cập menu, chương trình hiển thị màn hình:

Màn hình lọc được chia ra làm các mục sau:

Mục 1 – Điều kiện lọc: gồm các trường Năm, Kỳ, Mã ĐVCS, Mã kho, Mã dự án, Tk vật tư, Mã vật tư.

    • Tùy điều kiện lọc có thể tính giá riêng cho các vật tư thuộc một kho hoặc một số vật tư nào đó… hoặc tính giá cho toàn bộ các kho, các vật tư – nếu để trống điều kiện lọc.

Mục 2 – Cập nhật giá: Việc cập nhập giá cho các phiếu xuất và phiếu nhập theo giá trung bình thì có 3 lựa chọn:

    • 0 – Không cập nhật giá, chỉ tính giá: sử dụng cho trường hợp chỉ thực hiện tính giá để kiểm tra hoặc tham khảo giá xuất nhưng không cập nhật giá vào thẻ kho và sổ cái.
    • 1 – Chỉ cập nhật vào thẻ kho: sử dụng trong trường hợp bộ phận kho hàng chỉ tính và tham khảo giá xuất nhưng chưa hạch toán vào sổ cái. Việc hạch toán này được thực hiện sau đó.
    • 2 – Cập nhật vào thẻ kho và sổ cái: sử dụng khi cập nhật vào cả thẻ kho và cả sổ cái.

Chương trình ngầm định là 2.

Mục 3 – Cách tính giá trung bình cho vật tư ở nhiều kho:

  • Tùy chọn được khai báo tại tham số hệ thống Stt 710 – Cách tính giá tb cho v.tư có ở nhiều kho (1 – Một giá chung, 2 – Giá riêng cho từng kho (và dự án), 3 – Giá riêng cho từng kho và lô). Thông tin này chỉ hiện thị ở đây, không được sửa. Muốn thay đổi phải khai báo lại ở tham số hệ thống.

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, nhấn nút “Nhận”, chương trình hiển thị màn hình về tiến trình tính toán:

Sau khi thực hiện tính giá trung bình tháng thì chương trình sẽ tính toán các chênh lệch phát sinh và hiển thị màn hình các “Vật tư phát sinh chênh lệch”.

6.1.2. Xem kết quả sau khi tính giá trung bình
Xem bảng giá trung bình

Sau khi thực hiện tính giá trung bình tháng cho các vật tư có thể xem lại giá trung bình của vật tư này ở báo cáo Bảng giá trung bình, đường dẫn Tồn kho/Tính giá tồn kho/Bảng giá trung bình.

Trường hợp tính giá chung cho các kho, sau khi thực hiện tính giá xong, báo cáo thể hiện giá trung bình của các vật tư và để trống cột mã kho như hình:

Trường hợp tính giá riêng cho từng kho, sau khi thực hiện tính giá xong, báo cáo thể hiện giá trung bình của các vật tư theo từng kho như hình bên dưới:

Báo cáo chênh lệch tồn kho theo giá trung bình Thực hiện tại menu: Tồn kho\Tính giá tồn kho\Báo cáo chênh lệch tồn kho theo giá tb.
Truy cập menu, chương trình hiển thị kết quả:

Sau khi xem báo cáo, nếu thấy cần phải xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ thì thực hiện “Xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ”.

6.2. Xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ

Sau khi xem “Báo cáo chênh lệch tồn kho theo giá tb”, nếu thấy cần phải xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ thì thực hiện chức năng này.

Thực hiện tại menu:Tồn kho\Tính giá tồn kho\Xử lý chênh lệch tiền tồn kho cuối kỳ.

Có 2 lựa chọn để xử lý chênh lệch phát sinh:

    • Tạo một phiếu xuất riêng cho các chênh lệch
    • Đưa các chênh lệch vào phiếu xuất cuối.

Lựa chọn này được khai báo ở tham số hệ thống tab Tồn kho – stt 715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá (tb) tồn kho (1 – Tạo px, 2 – Áp vào px cuối).

6.2.1. Trường hợp 1: Tạo px cho các chênh lệch
Vào menu, màn hình điều kiện lọc hiển thị:

Màn hình lọc được chia ra làm các mục sau:

Mục 1 – Điều kiện lọc: gồm các trường Năm, Kỳ, Mã kho.

  • Tùy điều kiện lọc có thể xử lý chênh lệch riêng cho từng mã kho… hoặc xử lý chênh lệch cho toàn bộ các kho – nếu để trống điều kiện lọc.

Mục 2 – Hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho: khi vật tư có phát sinh giá trị chênh lệch sẽ được hạch toán vào phiếu xuất thì có các lựa chọn:

  • 1 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn =0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho vào các phiếu xuất riêng đối với trường hợp số lượng = 0 và tiền tồn # 0.
  • 2 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn # 0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho vào các phiếu xuất riêng cho trường hợp có số lượng # 0 và tiền tồn # 0.
  • 3 – Chỉ hạch toán khi có phiếu xuất trong kỳ: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho khi có phiếu xuất trong kỳ của vật tư này.

Mục 3 – Tk ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho:

  • Khi hạch toán chênh lệch thì chương trình sẽ hạch toán nợ có dựa vào tài khoản khai báo trong danh mục vật tư: Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”.
  • Trong trường hợp một vật tư nào đó có chênh lệch nhưng trong danh mục vật tư không có khai báo “Tk chênh lệch giá tb” thì chương trình sẽ lấy “Tài khoản ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho” để hạch toán. Tài khoản này được khai báo tại tham số hệ thống – 700 – “Tk ngầm định hạch toán tiền chênh lệch giá tồn kho cuối kỳ”. Người sử dụng có thể sửa lại khi khai báo điều kiện tính toán và xử lý.

Mục 4 – Mã c.từ áp tiền chênh lệch khi tính giá tb khi tạo px:

  • Tham số này chỉ cần khai báo khi chọn phương pháp áp tiền chênh lệch vào px cuối. Trường hợp tạo px chênh lệch thì bỏ qua khai báo ở đây.

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, nhấn nút “Nhận” thì chương trình sẽ tinh toán rồi đưa ra kết quả là các px chênh lệch được tạo ra:

Trên màn hình này có một số chức năng:

Kiểm tra cl (chênh lệch):

  • Thực hiện trong trường hợp đã có px cl trước đó. So sánh giá trị chênh lệch tính theo tính toán và giá trị chênh lệch trong các px tạo ra trước đó để tìm ra dòng chi tiết có sự khác biệt.

Tạo px cl (phiếu xuất chênh lệch):

  • Chương trình tạo ra cho mỗi kho 1 phiếu xuất có mã gd là “7 – Xuất chênh lệch cuối kỳ” cho tất cả các vật tư có phát sinh chênh lệch trong kho đó. Các phiếu xuất này có mã khách hoặc bằng mã kho, nhưng có cùng số chứng từ.
  • Chọn quyển và số chứng từ để tạo phiếu xuất chênh lệch.

Sau đó, nhấn <nhận>, chương trình sẽ tạo phiếu xuất chênh lệch và hiện phiếu xuất lên màn hình

Lưu ý:

  • Nếu có bản ghi phiếu xuất chênh lệch hoặc áp giá trước đó thì phải xóa phát sinh chênh lệch tạo trước đó. Chương trình có cảnh báo nếu trước đó đã có tạo px cl mà chưa xóa.
  • Có thể thực hiện in phiếu xuất chênh lệch tại màn hình lập phiếu Xuất kho.

Xóa px cl (phiếu xuất chênh lệch):

  • Xóa các phiếu xuất chênh lệch trước đó.
6.2.2. Trường hợp 2: Áp chênh lệch vào px cuối
Vào menu, màn hình điều kiện lọc hiển thị:

Màn hình lọc được chia ra làm các mục sau:

Mục 1 – Điều kiện lọc: gồm các trường Năm, Kỳ, Mã kho. Tùy điều kiện lọc có thể xử lý chênh lệch riêng cho từng mã kho… hoặc xử lý chênh lệch cho toàn bộ các kho – nếu để trống điều kiện lọc.

Mục 2 – Hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho: khi vật tư có phát sinh giá trị chênh lệch sẽ được hạch toán vào phiếu xuất thì có các lựa chọn:

  • 1 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn =0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho đối với trường hợp số lượng = 0 và tiền tồn # 0.
  • 2 – Hạch toán cho trường hợp số lượng tồn # 0: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho đối với trường hợp có số lượng # 0 và tiền tồn # 0.
  • 3 – Chỉ hạch toán khi có phiếu xuất trong kỳ: chỉ thực hiện hạch toán giá trị chênh lệch tồn kho khi có phiếu xuất trong kỳ của vật tư này.

Mục 3 – Tk ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho:

  • Trong trường hợp 1 vật tư có ở nhiều kho và tính 1 giá chung cho vật tư ở tất cả các kho thì có thể xảy ra trường hợp trong kỳ ở 1 kho nào đó sẽ không có phiếu xuất nhưng vẫn có chênh lệch, nên phải khai báo thông tin này.
    • Lưu ý: Trường hợp tính 1 giá tb cho 1 vật tư có ở nhiều kho thì nên chọn phương án tạo px cl riêng.
  • Khi tạo phiếu xuất chênh lệch thì chương trình sẽ hạch toán nợ có dựa vào tài khoản khai báo trong danh mục vật tư : Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”
  • Trong trường hợp một vật tư nào đó có chênh lệch nhưng trong danh mục vật tư không có khai báo “Tk chênh lệch giá tb” thì chương trình sẽ lấy “Tài khoản ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho” để hạch toán.
  • Tài khoản này được khai báo tại tham số hệ thống – 700 – “Tk ngầm định hạch toán tiền chênh lệch giá tồn kho cuối kỳ”.

Mục 4 – Mã c.từ áp tiền chênh lệch khi tính giá tb khi tạo px: được khai báo tại tham số hệ thống Stt 725 – Mã chứng từ áp tiền chênh lệch khi tính giá tb khi tạo px.

Ngầm định là 2 mã PXD – Phiếu xuất kho và HDA – Hóa đơn bán hàng.

  • Chương trình sẽ dựa vào phiếu xuất cuối của vật tư có chênh lệch là Phiếu xuất kho (PXD) hay Hóa đơn bán hàng (HDA) để áp chênh lệch vào chứng từ đó.
  • Trường hợp trong kỳ có chênh lệch nhưng không có phát sinh Phiếu xuất kho hoặc Hóa đơn bán hàng thì chương trình sẽ xử lý tạo phiếu xuất cho các chênh lệch.

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, nhấn nút “Nhận” chương trình sẽ tính toán và đưa ra kết quả:

Tại màn hình này có các chức năng bên dưới.

Kiểm tra cl:

    • Thực hiện trong trường hợp đã có áp giá trị cl vào px trước đó. So sánh giá trị chênh lệch tính theo tính toán và giá trị trong các px để tìm ra dòng chi tiết có sự khác biệt.

Áp cl vào px cuối:

    • Chương trình tự động áp giá trị tiền chênh lệch vào cột Tiền cl của phiếu xuất cuối cùng trong kỳ tính giá.

Lưu ý

    • Nếu có bản ghi phiếu xuất chênh lệch hoặc áp giá trước đó thì phải xóa phát sinh chênh lệch tạo trước đó. Chương trình có cảnh báo nếu trước đó đã có tạo px cl mà chưa xóa.
    • Hiện chưa có chức năng in các chứng từ bị áp giá trị chênh lệch. Sẽ bổ sung sau. Mới có in các vật tư có phát sinh chênh lệch (xem ở phần trên).

Xóa cl áp vào px cuối:

    • Xóa giá trị chênh lệch đã được áp vào phiếu xuất trước.

Bài viết này hữu ích chứ?

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận