Tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 14/06/2021 – Ngày cập nhật: 15/06/2021

1. Hạch toán

1. Cuối kỳ, khi lập báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo.

  • Lãi tỷ giá

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, …

Có TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  • Lỗ tỷ giá

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, …

2. Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại để xác định kết quả kinh doanh.

  • Lãi tỷ giá

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

  • Lỗ tỷ giá

Nợ các TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

2. Hướng dẫn thực hiện

Có 2 trường hợp:

  1. Tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ bên ngoài và nhập số liệu vào phần mềm.
  2. Sử dụng phần mềm để tính và tự động tạo bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

2.1. Trường hợp 1: Tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ bên ngoài và nhập số liệu vào phần mềm

  • Menu thực hiện

Tổng hợp/Phiếu kế toán

  •  Màn hình nhập liệu

Xem hướng dẫn chi tiết tại “Phiếu kế toán”.

2.2. Trường hợp 2: Sử dụng phần mềm để tính và tự động tạo bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

Thực hiện tại phân hệ tổng hợp

  1. Khai báo các bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
  2. Khai báo tỷ giá cuối kỳ
  3. Tạo bút toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

Bút toán kết chuyển số dư của Tk 4131 – chênh lệch tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoặc chi phí tài chính có thể nhập tại Phiếu kế toán hoặc sử dụng bút chức năng bút toán kết chuyển tự động cuối kỳ.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận