Tính giá thành sản xuất giấy, tinh bột sắn và tinh dầu quế

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 13/03/2021 – Ngày cập nhật: 21/06/2021

1. Mô tả chung về bài toán

  • Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
    • Sản xuất giấy đế (một loại giấy vàng mã), vàng mã, tinh bột sắn, tinh dầu quế…
    • Số lượng sản phẩm: Có khoảng 50 loại – sản phẩm: Giấy cuộn trúc bạch, giấy mềm, tinh bột sắn, tinh dầu quế…
    • Tổ chức công ty: Có 1 cty mẹ – vp cty và 8 nhà máy sản xuất. Vp cty không sản xuất trực tiếp.
      • Công ty CP Lâm nông sản Thực phẩm ABC – Văn Phòng Cty.
      • Nhà máy gia công giấy xuất khẩu MQ.
      • Nhà máy gia công giấy xuất khẩu NP.
      • Nhà máy giấy PT.
      • Nhà máy giấy NMQ.
      • Nhà máy giấy VC.
      • Nhà máy giấy VY.
      • Nhà máy sắn VB.
      • Nhà máy chế biến tinh dầu quế VH.
  • Cài đặt phần mềm
    Phần mềm được cài riêng tại tại vp công ty và từng nhà máy, trên mạng nội bộ của vp cty và nhà máy.
    VP cty và từng nhà máy có mã đvcs riêng. Tổng số có 9 đvcs.
    Định kỳ các nhà máy sẽ xuất dữ liệu ở menu “Hệ thống / Sao chép số liệu ra (vào)” để gửi về văn phòng. Cài thêm 1 bản riêng cho số liệu tổng hợp. Số liệu văn phòng công ty cũng được sao chép ra rồi sao chép vào bản số liệu tổng hợp này. Trên văn phòng sẽ tổng hợp dữ liệu lại để lên báo cáo cho toàn công ty.
    Để việc tra cứu, kiểm tra được dễ dàng cho các đơn vị nhà máy thì các danh mục trong chương trình sẽ được chia chi tiết theo từng đơn vị như: danh mục tài khoản, danh mục phân xưởng, danh mục sản phẩm, danh mục kho.
  • Thông tư áp dụng: TT200.
  • Số đơn vị cơ sở: 9.
  • Mô tả chung về bài toán của một đơn vị cơ sở
    • Công đoạn sx: 1 công đoạn.
    • Phân xưởng sx: 1 phân xưởng.
    • Sản phẩm dở dang cuối kỳ:
      • Chi phí nvl: có.
      • Chi phí nhân công: không.
      • Chi phí nhân công: không.
    • Kho vật tư, thành phẩm: có 1 kho nvl và 1 kho thành phẩm.
    • Phương pháp tính giá hàng tồn kho: trung bình tháng.
    • Đối tượng tính giá thành: Bộ phận hạch toán (Bpht) – Sản phẩm.
    • Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu – tk 621
      • Tập hợp: theo đối tượng tính giá thành (Bpht, sản phẩm).
      • Phân bổ: trực tiếp cho đối tượng tính giá thành.
    • Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp – tk 622
      • Tập hợp: theo bộ phận hạch toán – bộ phận trực tiếp (xưởng sx).
      • Phân bổ: theo số lượng nhập kho.
    • Tập hợp và phân bổ chi phí chung – 627
      • Tập hợp: theo bộ phận hạch toán – bộ phận trực tiếp (xưởng sx).
      • Phân bổ: theo số lượng nhập kho.

2. Thực hiện trên phần mềm

Bên dưới là hướng dẫn thực hiện ví dụ ở một nhà máy TDQ.

2.1. Khai báo các danh mục

  • Khai báo danh mục tài khoản: Một số tài khoản thêm tiểu khoản theo từng đơn vị cơ sở (theo từng nhà máy).
      • Tài khoản 154: Chi phí sản xuất dở dang. Cp dở dang chia nhỏ tiểu khoản theo từng nhà máy

      • Tài khoản 155: Thành phẩm.Thành phẩm chia nhỏ tiểu khoản theo từng nhà máy.

    • Các tài khoản tập chi phí sản xuất: 621, 622, 627 – theo TT200, chia nhỏ tiểu khoản theo từng nhà máy
        • Tk 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

        • Tk 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

        • Tk 627: Trước tiên chia tiểu khoản theo nhà máy, sau đó chia tiếp theo từng loại chi phí. Bên dưới là ví dụ chia tại nhà máy TDQ.

  • Khai báo bộ phận hạch toán: mỗi nhà máy mở 1 bộ phận hạch toán trực tiếp – Tk cp dở dang ứng với từng nhà máy

  • Khai báo danh mục kho
      • TDQTP – Kho thành phẩm TDQ
      • TDQVT – Kho vật tư TDQ.

  • Khai báo danh mục thành phẩm trong danh mục vật tư
      • Loại vật tư là 51 – thành phẩm.
      • Tk cpdd – không cần khai báo, vì đã khai báo ở danh mục bộ phận hạch toán.

  • Khai báo đối tượng tính giá thành cho các sản phẩm: 3 – Bpht – sản phẩm

  • Khai báo danh mục loại chi phí Yếu tố chi phí nguyên vật liệu có dở dang, còn 2 yếu tố chi phí nhân công và sxc thì không có dở dang, vì vậy tạo 2 loại cho các ytcp này:
  • Khi khai báo mã tập hợp và pbcp ở bên dưới thì chọn mã loại tương ứng. Ứng với tk 621 thì chọn loại cp là 621, còn ứng với tk 622 và 627 thì chọn loại cp là 622

  • Khai báo các mã tập hợp và phân bổ chi phí
        • Tk cp nvl: tk 621TDQ
            • Số liệu tính toán: sổ kho Nvl
            • Kiểu tập hợp: Trực tiếp cho đối tượng tính giá thành (Bpht – sản phẩm) – 1 – Trực tiếp cho sp.
            • Kiểu phân bổ: Trực tiếp cho đối tượng tính giá thành (Bpht – sản phẩm) – 0 – Trực tiếp

        • Tk cp nhân công: tk 622TDQ
            • Số liệu tính toán: sổ cái
            • Kiểu tập hợp: Theo bp trực tiếp
            • Kiểu phân bổ: Theo số lượng nhập kho.

        • Chi phí sx chung: các tk 627TDQ1, 2, 3, 4, 7, 8
            • Số liệu tính toán: sổ cái
            • Kiểu tập hợp: Theo bp trực tiếp.
            • Kiểu phân bổ: Theo số lượng nhập kho

      Danh mục mã tập hợp và phân bổ chi phí:

2.2. Lập các chứng từ phát sinh

  • Lập các chứng từ nvl, tk 621: Nợ tk 621TDQ có các tk. Nhập các trường “mã bpht” và “mã sản phẩm”.
  • Lập các chứng từ chi phí nhân công, tk 622: Nợ 622TDQ/ Có các tk. Nhập trường “mã bpht”.
  • Lập các chứng từ chi phí chung, tk 627. Nợ 627TDQ1, 627TDQ2, 627TDQ3, 627TDQ4, 627TDQ7, 627TDQ8/ Có các tk. Nhập trường “mã bpht”.
  • Lập phiếu nhập kho thành phẩm, tk 155: Nợ 155TDQ/ Có 154. Nhập trường “mã bpht”.
  • Cập nhật số lượng dở dang cuối kỳ các thành phẩm.

2.3. Thực hiện các tính toán cuối kỳ để tính giá thành

  1. Tính giá trung bình hàng tồn kho nguyên vật liệu
  2. Tính số lượng sản phẩm sản xuất và nhập kho trong kỳ
  3. Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu
  4. Tập hợp và phân bổ chi phí lương và chi phí chung
  5. Tính giá thành sản phẩm
  6. Cập nhật giá cho các phiếu nhập thành phẩm
  7. Tính giá trung bình hàng tồn kho thành phẩm
  8. Tạo bút toán phân bổ chi phí: Nợ 154TDQ/Có 621, 622, 627. Chương trình sẽ tính toán giá trị phân bổ, tạo bút toán phân bổ và cập nhật trường “Mã thành phẩm”.

2.4. Kiểm tra số liệu sai sót

Khi phát hiện ra sai sót thì có thể thực hiện kiểm tra tại menu “Kiểm tra số liệu”.

2.5. Lên báo cáo

Sau khi thực hiện tính toán giá thành xong, tùy theo nhu cầu, có thể lên các báo cáo sau:

  • Các báo cáo giá thành sản phẩm
  • Các báo cáo tập hợp và phân bổ chi phí.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận