Sao chép số liệu vào (import)

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 08/03/2021 – Ngày cập nhật: 27/10/2022

 

1. Chức năng

Trường hợp một doanh nghiệp có nhiều đơn vị cơ sở phân tán ở nhiều nơi và không nhập liệu tập trung online vào một cơ sở dữ liệu thì tới kỳ cần gửi số liệu của đơn vị mình về cho đơn vị cấp trên thì thực hiện chức năng sao chép số liệu ra (export), còn tại đơn vị cấp trên sẽ thực hiện sao chép số liệu vào (import).

Hoặc trong trường hợp muốn sao chép số liệu từ bộ số liệu A qua bộ số liệu B.

Hướng dẫn sao chép vào xem tại “Sao chép số liệu ra (export)”.

Lưu ý:

Số dư và số lũy kế chỉ cần copy ra/vào lần đầu.

Danh mục các bút toán tự động chỉ cần copy ra/vào lần đầu. Nếu có sự thay đổi thì sửa lại ở cơ sở dữ liệu được copy vào, để tránh bị gấp đôi (đúp, double) danh mục.

Số liệu của phân hệ thuế TNCN không được copy ra/vào.

2. Menu thực hiện

Chức năng này thực hiện tại menu:

Hệ thống\Tiện ích\Sao chép số liệu vào (import).

3. Các thao tác thực hiện

Khi chạy menu “Sao chép số liệu vào (import)” chương trình hiện lên màn hình.

Tên tệp dữ liệu

Chọn tệp dữ liệu cần sao chép vào tại nút 3 chấm “…”.

Số liệu trong tệp dữ liệu

Chương trình lấy lên các thông tin số liệu từ tệp dữ liệu sao chép vào vừa chọn ở trên, không sửa được các thông tin này.

Số liệu sao chép vào

Chương trình lấy lên các thông tin số liệu từ tệp dữ liệu sao chép vào vừa chọn ở trên, người dùng có thể sửa lại theo nhu cầu.

Danh sách ĐVCS

Có thể gõ để sửa lại ĐVCS.

Thời gian sao chép

Khoảng thời gian từ ngày … đến ngày … nếu sửa lại phải nằm trong khoảng từ ngày… đến ngày… của tệp số liệu sao chép vào. Nếu không lúc “Nhận” chương trình sẽ cảnh báo.

Số liệu được sao chép

Chương trình sẽ xử lý số liệu như sau:

  • Danh mục: Đối với các danh mục bị trùng mã, thì chương trình sẽ xử lý theo khai báo trong tham số hệ thống stt 190.

Ví dụ: Sao chép danh mục từ số liệu A sang số liệu B. Chương trình cho phép lựa chọn cách xử lý như sau:

    • 1 – Sao chép thông tin mới: Những số liệu trùng mã ở số liệu trên B sẽ bị xóa đi và được thay bằng số liệu của A.
    • 2 – Giữ nguyên thông tin cũ: Những số liệu trùng mã sẽ không sao chép, giữ nguyên thông tin cũ của số liệu B.
  • Chứng từ: 

Dựa vào mã số của bản ghi (stt_rec) của các chứng từ ở bộ số liệu chép ra và chép vào để chương trình xử lý chép dữ liệu.

Nếu mã số của bản ghi trùng thì bị ghi đè (do đã copy trước đó và copy lại lần nữa), và thêm mới nếu chưa có.                             

  • Số dư và lũy kế

Đối với những số dư và lũy kế bị trùng sẽ được chép đè bằng số liệu từ bộ số liệu chép vào.

  • TSCĐ, CCDC, GTSX
  • Danh mục các bút toán tự động
  • Các bút toán tự động

Các chứng từ được sao chép vào

Có 2 lựa chọn:

  • Chỉ các chứng từ có được chọn: Chương trình chỉ sao chép vào những chứng từ có check chọn ở màn hình chứng từ.
  • Tất cả: Chương trình sao chép ra tất cả các chứng từ.

Các chứng từ hóa đơn điện tử

Khi sao chép các chứng từ hóa đơn điện tử vào, chương trình sẽ kiểm tra tham số  “573 – Sử dụng hóa đơn điện tử (0 – Không, 1 – Có)”, nếu khai báo là “0 – không” thì sẽ hiển thị câu cảnh báo:

  • Nếu chọn “Có” thì chương trình sẽ chuyển tình trạng các chứng từ hóa đơn điện tử đã phát hành được sao chép vào thành 0. Ngoài ra, quyển chứng từ hóa đơn điện tử này sẽ được cập nhật lại trường “Quyển hóa đơn”  từ “1 – hddt” thành “3 – hđ thường”.
  • Nếu chọn “Không” thì các chứng từ hóa đơn điện tử vẫn được sao chép số liệu sang và không bị thay đổi tình trạng hóa đơn.

Nhấn “Nhận” để thực hiện sao chép số liệu ra hoặc “Hủy bỏ” để hủy thao tác.

Sau khi thực hiện thành công, chương trình hiện thông báo.

Tiếp theo có thể vào các bảng kê, báo cáo về chứng từ, danh mục, số dư để kiểm tra lại số liệu.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận