Lập và phát hành phiếu nhập dịch vụ bị trả lại

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 29/12/2023 – Ngày cập nhật: 04/06/2024

1. Lập phiếu nhập dịch vụ bị trả lại

Theo quy định mới, khi người mua hoàn trả dịch vụ thì có thể người mua xuất hóa đơn hoặc người bán xuất hóa đơn điều chỉnh.

Trường hợp người mua xuất hóa đơn thì xem hướng dẫn tại: Nhập dịch vụ bị trả lại (người mua xuất hóa đơn).

Trường hợp người bán xuất hóa đơn thì thực hiện lập phiếu nhập dịch vụ bị trả lại (người bán xuất hóa đơn). Cách nhập liệu tương tự trường hợp người mua xuất hóa đơn.

Một số phần lưu ý liên quan tới phát hành:

Thực hiện tại menu: 

Bán hàng\ Hóa đơn d.vụ và bán hàng khác\ Nhập dịch vụ bị trả lại (người bán xuất hóa đơn)

Tại khung “Hd thuế”: Nhập ngày hóa đơn, quyển chứng từ và số hóa đơn. Các thông tin này dùng để phát hành hóa đơn điện tử.

Tại tab “1. Chi tiết”: Nhấn “F5 – Chọn hđ” để chọn hóa đơn cần trả lại dịch vụ.

Chương trình sẽ lấy lên các thông tin của hóa đơn đó: Diễn giải, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, số hóa đơn bán, ngày hóa đơn bán…

Sau khi lập và lưu phiếu nhập dịch vụ bị trả lại thì chuyển sang bước tiếp theo: Phát hành phiếu nhập dịch vụ bị trả lại – xem ở phần dưới.

2. Phát hành phiếu nhập dịch vụ bị trả lại

Thực hiện tại menu: Bán hàng\Hóa đơn điện tử\Phát hành hóa đơn điện tử.

Nhập các thông tin điều kiện lọc để lọc ra phiếu nhập dịch vụ bị trả lại:

  • Xử lý: Chọn “2 – Điều chỉnh”.

Nhấn “Nhận”.

Chương trình lọc ra các hóa đơn theo điều kiện lọc.

Đánh dấu [v] ở cột “Chọn”. Chỉ check chọn điều chỉnh được một hóa đơn.

Tiếp theo bấm vào biểu tượng “Điều chỉnh”.

Sau khi điều chỉnh thành công.

Trên mẫu in, chương trình sẽ hiển thị số lượng âm, thành tiền âm, tiền thuế âm, đơn giá dương.

Thông tin trạng thái hóa đơn điện tử được cập nhật cho các hóa đơn.

  • Tình trạng của hóa đơn bị điều chỉnh thông tin chuyển thành “3 – Điều chỉnh”.
  • Tình trạng của phiếu nhập dịch vụ bị trả lại chuyển thành “2 – Đã phát hành”, trên mẫu in hóa đơn điện tử có dòng diễn giải tự động như hình.

Lưu ý: 

  • Hoá đơn sau khi bị điều chỉnh sẽ không được phép hủy hoặc thay thế hoá đơn khác.
  • Trường hợp hóa đơn điều chỉnh vẫn có sai sót cần điều chỉnh thì tiếp tục phát hành hóa đơn điều chỉnh mới điều chỉnh cho hóa đơn gốc.
  • Không được phép điều chỉnh cho hóa đơn điều chỉnh, điều chỉnh cho hóa đơn thay thế.
  • Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì đơn vị không phải gửi thông tin hóa đơn bị điều chỉnh lên cơ quan thuế thông qua mẫu Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót (mẫu 04/SS-HĐĐT). 

Tuy nhiên, nếu có yêu cầu từ cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì doanh nghiệp vào thực hiện tại chức năng Đăng ký hóa đơn/ Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót trên phần mềm Fast e-Invoice (xem hướng dẫn chi tiết Tại đây).

Ngoài việc thực hiện thông báo sai sót (TBSS) tại chức năng trên, chương trình còn có chức năng tự động gửi TBSS. Khi lập phiếu nhập dịch vụ bị trả lại, cần phải nhập trường “Lý do” ở tab “3. Ghi chú” thì sau phát hành phiếu nhập dịch vụ bị trả lại, chương trình sẽ tự động gửi TBSS ngay.

Lưu ý:

Trên phần mềm Fast e-Invoice cần khai báo tham số “Gửi thông báo 04/SS đến cơ quan thuế khi thay thế/điều chỉnh/hủy hóa đơn”.

TBSS sau khi tạo tự động sẽ được chuyển vào chức năng Đăng ký hóa đơn/ Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót trên phần mềm Fast e-Invoice để lưu trữ (người dùng có thể vào xem trạng thái phản hồi từ cơ quan thuế tại chức năng này).

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận