1. Trang chủ
  2. Giới thiệu
  3. Giới thiệu các phân hệ
  4. Giới thiệu chung về phân hệ mua hàng và công nợ phải trả

Giới thiệu chung về phân hệ mua hàng và công nợ phải trả

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 24/03/2021 – Ngày cập nhật: 06/07/2021

1. Giới thiệu chung

Quản lý mua hàng và công nợ phải trả được thực hiện tại phân hệ “Mua hàng”.

Chương trình cho phép thực hiện chu trình mua hàng từ bước lập đơn hàng mua đến nhập hàng và thanh toán tiền hàng, giúp cho việc tiếp nhận đơn hàng đầy đủ, nhận hàng đúng hạn và thanh toán tiền kịp thời. 

Chương trình cung cấp các báo cáo mua hàng và công nợ phải trả đa dạng, hỗ trợ phân tích mua hàng như nhóm hàng hay nhập, các nhà cung cấp thường xuyên,… từ đó hỗ trợ việc đưa ra phương án mua hàng tốt hơn, chọn nhà cung cấp tốt hơn.

2. Các bước thực hiện quản lý mua hàng và công nợ phải trả trên phần mềm

Các bước triển khai thực hiện trên phần mềm như sau:

  1. Khai báo các tham số hệ thống
  2. Khai báo các danh mục
  3. Nhập các số dư ban đầu
  4. Thực hiện các giao dịch
  5. Tra cứu số liệu và lập các báo cáo theo yêu cầu

Kết chuyển số dư sang năm sau.

2.1. Bước 1. Khai báo các tham số hệ thống

Tham số hệ thống được khai báo bên phân hệ “Hệ thống” tại chức năng: 

Tham số hệ thống.

2.2. Bước 2. Khai báo các danh mục

Các danh mục của phân hệ “Mua hàng” cần khai báo gồm có:

Khi mới sử dụng chương trình thì có thể thực hiện nhập/import các danh mục từ excel tại menu:

Nhập danh mục và số dư ban đầu từ excel.

2.3. Bước 3. Nhập các số dư ban đầu

Khi bắt đầu sử dụng chương trình thì cần vào các số dư ban đầu sau:

Khi mới sử dụng chương trình thì có thể thực hiện nhập/import các số dư ban đầu từ excel tại menu:

Nhập danh mục và số dư ban đầu từ excel.

Các số dư ban đầu chỉ phải nhập 1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình. Hàng tháng không phải thực hiện thao tác kết chuyển số dư cuối tháng.

2.4. Bước 4. Thực hiện các giao dịch, lập các chứng từ

Khi có các nghiệp vụ phát sinh thì thực hiện các giao dịch/lập các chứng từ tại các chức năng sau:

Chương trình cho phép nhập/import chứng từ từ excel tại menu:

Nhập chứng từ từ Excel.

Về mặt nghiệp vụ, chương trình cho phép giải quyết hầu hết các trường hợp thường gặp:

    1. Mua hàng theo đơn hàng mua
    2. Mua hàng trong nước
    3. Mua hàng nhập khẩu
    4. Mua dịch vụ và tài sản, công cụ.

Chương trình cũng cho phép xử lý hầu hết các tình huống hay xảy ra:

    1. Nhập mua xuất thẳng
    2. Xuất trả lại nhà cung cấp
    3. Thanh toán tạm ứng.

Đối với việc thanh toán và điều chỉnh công nợ theo hóa đơn, chương trình cho phép:

    1. Trả tiền trực tiếp theo hóa đơn
    2. Phân bổ tiền đã trả cho các hóa đơn
    3. Lập chứng từ điều chỉnh, bù trừ công nợ và phân bổ cho các hóa đơn.

2.5. Bước 5. Tra cứu số liệu và lập các báo cáo theo yêu cầu

Báo cáo trong phần mềm rất đa dạng và được phân thành các nhóm báo cáo sau:

    1. Báo cáo hàng nhập mua
    2. Báo cáo mua hàng theo tài khoản
    3. Báo cáo công nợ nhà cung cấp
    4. Báo cáo công nợ theo hóa đơn
    5. Báo cáo đơn hàng.

Mỗi nhóm báo cáo gồm nhiều báo cáo chi tiết, tổng hợp và phân tích theo nhiều chiều.

2.6. Bước 6. Kết chuyển số dư sang năm sau

Sau khi chốt số liệu năm sẽ thực hiện kết chuyển số dư sang năm sau. Số dư công nợ của các nhà cung cấp và của các đối tượng phải trả khác được thực hiện đồng thời khi thực hiện kết chuyển số dư tài khoản sang năm sau tại phân hệ “Tổng hợp” ở menu:

Số dư tài khoản\Kết chuyển số dư sang năm sau”.

Số dư công nợ hóa đơn, các khoản trả trước tiền hàng của nhà cung cấp không phải thực hiện kết chuyển sang năm sau.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận