1. Trang chủ
  2. Hướng dẫn nghiệp vụ
  3. Phân hệ giá thành sản xuất
  4. Giới thiệu chung về cách tính giá thành sản xuất

Giới thiệu chung về cách tính giá thành sản xuất

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 11/03/2021 – Ngày cập nhật: 31/03/2021

1. Quy trình chung về tính giá thành sản phẩm

  1. Các chi phí phát sinh trong kỳ của các sản phẩm được hạch toán, ghi nhận tập hợp qua các tài khoản tập hợp chi phí: Nợ tk 621, 622, 627/Có các tk.
  2. Cuối kỳ các chi phí tập hợp được phân bổ, kết chuyển qua tài khoản chi phí dở dang: Nợ tk 154/Có tk 621, 622, 627.
  3. Tính giá thành sản phẩm và áp giá cho các thành phẩm nhập kho: Nợ tk 155/Có tk 154.

2. Các vấn đề, bài toán trong tính giá thành sản phẩm

Dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề sau liên quan đến bài toán tính giá thành sản phẩm sản xuất:

    1. Đơn hàng và lệnh sản xuất
    2. Phân xưởng và công đoạn sản xuất
    3. Sản xuất trên nhiều công đoạn và tính giá thành cho bán thành phẩm
    4. Mức độ chi tiết khi tính giá thành sản phẩm
    5. Đối tượng tính giá thành
    6. Các dạng tập hợp và phân bổ chi phí
    7. Sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành khác nhau theo loại yếu tố chi phí
    8. Theo dõi tồn kho nguyên vật liệu tại xưởng.

2.1. Tính giá thành theo lệnh sản xuất và theo đơn hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn hàng thì trong phần mềm Fast Accounting giá thành đang được tính theo lệnh sản xuất nhập ở phân hệ “giá thành sản xuất” chứ không tính theo đơn hàng bán được nhập bên phân hệ bán hàng.

Trường hợp mỗi đơn hàng được sản xuất thông qua một lệnh sản xuất duy nhất thì giá thành sản phẩm theo lệnh sản xuất cũng chính là giá thành sản phẩm của đơn hàng.

Muốn theo dõi giá thành của một đơn hàng bán đi với nhiều lệnh sản xuất thì khi làm phiếu nhập kho thành phẩm phải nhập thêm thông tin về đơn hàng bán gắn với sản phẩm được đặt hàng và sản xuất.

2.2. Bộ phận hạch toán, phân xưởng và công đoạn sản xuất

Có những doanh nghiệp sản xuất có nhiều phân xưởng sản xuất và sản phẩm được sản xuất trải qua nhiều công đoạn. Và có thể có nhu cầu tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành đến từng công đoạn.

Trong phần mềm Fast Accounting thì phân xưởng và công đoạn sản xuất được khai báo thông qua danh mục bộ phận hạch toán và khi nhập liệu thì nhập tại trường “Mã bpht” (mã bộ phận hạch toán).

2.3. Sản xuất qua nhiều công đoạn, tính gt bán thành phẩm, tính gt hoàn nguyên

Có doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn và yêu cầu tính giá thành cho bán thành phẩm hoàn thành ở từng công đoạn (giá thành phân bước).

Bán thành phẩm hoàn thành ở từng công đoạn được chuyển sang công đoạn tiếp theo để sản xuất cho đến khi ra đến thành phẩm ở công đoạn cuối cùng.

Cũng có trường hợp bán thành phẩm hoàn thành ở một công đoạn nào đó được bán ra ngoài như một thành phẩm hoàn chỉnh.

Chi tiết về các phương án thiết lập khác nhau để tính giá thành công đoạn/phân bước xem tại tính giá thành bán thành phẩm theo công đoạn (giá thành phân bước).

2.4. Mức độ chi tiết khi tính giá thành

Khi tính giá thành có thể yêu cầu chi tiết về giá thành khác nhau:

  • Chỉ tính đến giá cuối cùng của thành phẩm.
  • Phân tích giá theo các yếu tố chi phí: nvl, lương, chi phí chung… hoặc chi tiết hơn nữa cho từng yếu tố con trong yếu tố chi phí chung: khấu hao, điện, nước…
  • Phân tích giá thành cho yếu tố chi phí NVL đến từng mã NVL cấu thành.
  • Nếu tính giá thành chi tiết đến từng mã NVL cấu thành thì có thể lên được báo cáo “Bảng so sánh NVL định mức và thực tế”.

2.5. Đối tượng tính giá thành

Tùy theo yêu cầu thực tế mà đối tượng tính giá thành của từng sản phẩm/bán thành phẩm có thể như sau:

    1. Sản phẩm
    2. Theo lệnh sản xuất (đơn hàng) – sản phẩm
    3. Theo bộ phận hạch toán (phân xưởng/công đoạn sản xuất) – sản phẩm.
    4. Theo lệnh sản xuất – bộ phận hạch toán – sản phẩm.

Trường hợp (1): một sản phẩm được sản xuất ở các phân xưởng khác nhau, theo các lệnh sản xuất (đơn hàng) khác nhau nhưng đều có cùng một giá thành. Hoặc doanh nghiệp chỉ có 1 phân xưởng, và/hoặc sản xuất liên tục nhập kho rồi bán chứ không sản xuất theo đơn hàng.

Trường hợp (2): giá thành của cùng một sản phẩm được tính riêng cho từng đơn hàng (lệnh sản xuất). Một sản phẩm được sản xuất ở các lệnh sản xuất (đơn hàng) và giá thành cùng một sản phẩm đó có thể khác nhau cho các đơn hàng khác nhau.

Trường hợp (3): giá thành của cùng một sản phẩm được tính riêng cho từng phân xưởng sản xuất cùng một sản phẩm. Một sản phẩm được sản xuất ở nhiều phân xưởng và giá thành cùng một sản phẩm có thể khác nhau cho các phân xưởng khác nhau.

Trường hợp (4): giá thành của cùng một sản phẩm được tính riêng cho từng phân xưởng và từng đơn hàng. Ở các phân xưởng khác nhau, cho các đơn hàng hàng khác nhau thì cùng 1 sản phẩm có thể có giá thành khác nhau.

Việc tách ra 4 trường hợp nêu trên để thực hiện việc nhóm số liệu khi tính toán – theo các đối tượng: chỉ nhóm theo sản phẩm, nhóm theo lệnh sản xuất và sản phẩm, nhóm theo phân xưởng, lệnh sản xuất và sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành ngầm định của tất cả các sản phẩm được khai báo tại tham số hệ thống, tab Tồn kho, stt 745. Tuy nhiên người dùng có thể sửa lại theo đúng đối tượng tính giá thành của sản phẩm đó tại menu Khai báo đối tượng tính giá thành cho các sản phẩm.

2.6. Các trường số liệu, kiểu tập hợp và phân bổ chi phí trong tính giá thành

Trên thực tế thì việc tập hợp và phân bổ chi phí trong tính giá thành khá là đa dạng. Phụ thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp.

Mỗi yếu tố chi phí – nvl (tk 621), nhân công (tk 622), chi phí sx chung (tk 627) thường được tập hợp và phân bổ khác nhau. Trong chi phí sx chung thì mỗi loại chi phí chung (tiểu khoản) có thể cũng được tập hợp và phân bổ khác nhau.

Cùng một yếu tố chi phí nhưng với các sản phẩm khác nhau thì các tập hợp và phân bổ cũng có thể khác nhau. Ví dụ, cùng yếu tố chi phí nvl nhưng có sản phẩm thì phát sinh chỉ rõ được cho sản phẩm, có sản phẩm thì phải tập hợp rồi phân bổ theo định mức…

Để đáp ứng sự đa dạng trên thực tế trong phần mềm Fast Accounting sử dụng các trường số liệu sau để tập hợp và phân bổ chi phí trong tính giá thành:

    1. Tài khoản (tk tập hợp chi phí, tài khoản chi phí dở dang)
    2. Sản phẩm
    3. Lệnh sản xuất
    4. Bộ phận hạch toán (phân xưởng, công đoạn sản xuất, bộ phận gián tiếp – trung gian).

Trong phần mềm cho phép các dạng nhóm số liệu để tập hợp chi phí như sau:

    1. Trực tiếp cho đối tượng tính giá thành – các chi phí phát sinh có thể chỉ rõ cho đối tượng tính giá thành (sản phẩm hoặc lệnh sản xuất – sản phẩm, phân xưởng/công đoạn – sản phẩm, lệnh sản xuất – phân xưởng/công đoạn – sản phẩm). Trường hợp này không cần phải phân bổ chi phí nữa.
    2. Tập hợp qua một đối tượng khác rồi phân bổ cho các đối tượng tính giá thành:
      a. Theo lệnh sản xuất – các chi phí phát sinh chỉ rõ cho lệnh sản xuất nào.
      b. Theo phân xưởng, công đoạn sản xuất (bộ phận hạch toán “trực tiếp”) – các chi phí phát sinh chỉ rõ cho bộ phận sản xuất nào.
      c. Theo phân xưởng/công đoạn và lệnh sản xuất – các chi phí phát sinh chỉ rõ cho phân xưởng/công đoạn và lệnh sản xuất nào.
      d. Chỉ theo tài khoản – các chi phí phát sinh chỉ cần rõ đến tài khoản (tiểu khoản) tập hợp chi phí.
    3. Theo bộ phận hạch toán “gián tiếp” – các chi phí được tập hợp qua một bộ phận hạch toán “gián tiếp” trung gian rồi sau đó được phân bổ tiếp cho các đối tượng nêu ở mục 2 hoặc phân bổ đặc thù riêng cho một số đối tượng tính giá thành.

Giải thích về bộ phận hạch toán trực tiếp và gián tiếp xem thêm tại:

Các chi phí phát sinh trong kỳ được ghi nhận hàng ngày và cuối kỳ được tổng hợp theo một trong các dạng nêu trên rồi được phân bổ cho các đối tượng tính giá thành.

Trường hợp chi phí phát sinh đã chỉ rõ cho đối tượng tính giá thành khi nhập liệu thì không phải phân bổ nữa và chỉ việc kết chuyển giá trị tập hợp sang tk cpdd 154 theo đối tượng tính giá thành.

Các trường hợp tập hợp còn thì sẽ phần bổ, phần mềm cho phép phân bổ theo một trong các tiêu chí sau:

    1. Theo định mức vật tư
    2. Theo hệ số
    3. Theo các yếu tố chi phí khác
    4. Theo số lượng sản xuất trong kỳ
    5. Theo số lượng nhập kho trong kỳ.

Với các chi phí được tập hợp thông qua bộ phận hạch toán gián tiếp thì phải thực hiện phân bổ trước các chi phí này rồi mới thực hiện các phân bổ tiếp theo. Cách phân bổ các chi phí tập hợp qua các bộ phận gián tiếp được khai báo tại “Khai báo phân bổ cp của bộ phận gián tiếp cho các đối tượng”.

Các chi phí được phân bổ theo các ytcp khác thì được thực hiện sau, sau khi đã thực hiện tính toán các chi phí của các ytcp khác.

Lưu ý:

Với mỗi cách tập hợp và phân bổ chi phí khác nhau thì phải mở một tiểu khoản.
Ví dụ: Tk 6211 – Chi phí nvl được tập hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá thành; Tk 6212 – Chi phí nvl được tập hợp theo lệnh sx và phân bổ theo định mức…
Việc khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí của các tài khoản chi phí sản xuất được thực hiện tại menu “Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí”.

2.7. Sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành khác nhau tùy theo yếu tố chi phí

Đối với các sản phẩm có dở dang cuối kỳ thì phải nhập số liệu dở dang ban đầu và dở dang cuối kỳ.

Trên thực tế thường xảy ra trường hợp cùng với một sản phẩm (đối tượng tính giá thành) thì với các loại chi phí khác nhau thì sản phẩm dở dang có thể có mức hoàn thành khác nhau.

Ví dụ, NVL đã xuất ra hết, đã đưa vào sản xuất hết thì mức độ hoàn thành của chi phí NVL là 100%, nhưng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì có thể mới ở mức 50%.

Hoặc ngược lại, nhiều trường hợp sản xuất rất nhanh – từ khi bắt đầu cho đến khi ra sp – thì chi phí lương và chi phí sản xuất chung thì không có dở dang, chỉ có chi phí NVL là có dở dang do NVL xuất ra chưa đưa .

Như vậy khi cập nhật sản phẩm dở dang phải cập nhật mức độ hoàn thành cho từng loại chi phí. Ví dụ, nếu 3 loại chi phí có 3 mức độ hoàn thành khác nhau thì với một sản phẩm có dở dang phải nhập 3 dòng dở dang cho 3 loại chi phí.

Lưu ý:

Trong trường hợp quá trình sản xuất nhanh, không có dở dang, nhưng nvl thì có thể xuất ra nhiều hơn so với sp đã hoàn thành thì có thể làm động tác nhập lại kho sl nvl còn lại vào cuối kỳ và đầu kỳ sau lại xuất ra, để khỏi phải đánh giá số lượng sp dở dang cuối kỳ.

2.8. Theo dõi tồn kho nguyên vật liệu tại xưởng

Có doanh nghiệp xuất NVL từ kho về xưởng cho sản xuất nhưng chưa sử dụng hết ngay mà có thể đưa vào sản xuất thực tế qua vài kỳ khác nhau.

Nếu đưa ngay vào chi phí – hạch toán Nợ 621/ Có 152 thì việc tính giá thành, phân bổ chi phí NVL có thể không được chính xác.

Khi này nên tạo một kho, tạm gọi là kho phân xưởng (kho nvl sản xuất…) để theo dõi NVL chưa đưa vào sản xuất thực tế. Như vậy khi xuất từ kho cho xưởng thì làm phiếu xuất điều chuyển kho, còn khi sử dụng thật thì xuất từ kho phân xưởng cho sản xuất.

3. Các bước thực hiện các tính giá thành trên phần mềm

Xem hướng dẫn tại Các bước thực hiện tính giá thành.

4. Một số báo cáo giá thành sản phẩm

Xem tại Một số báo cáo giá thành sản phẩm.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận